Chia thu nhập thành nhiều phần nhỏ
Duy Khánh (25 tuổi,ệsinhtháitiêudùngtiếtkiệmcủadânvănphòxổ số khánh hòa nhân viên văn phòng tại Hà Nội) chia sẻ rằng anh đã thay đổi cách quản lý tài chính, chia lương thành 3 phần. Trong đó, 1 phần là chi phí cố định (tiền nhà, hóa đơn). Phần thứ 2 là chi phí biến đổi cho sở thích, ăn uống, giải trí, tụ tập bạn bè. Phần thứ 3 là khoản tiết kiệm và đầu tư (dành 50% dự phòng khi mất việc, đau ốm, còn lại để phát triển bản thân như học hỏi tạo cơ hội tăng thu nhập, hoặc đầu tư để bảo vệ tài chính trong tương lai).
Một số bạn trẻ cũng áp dụng quy tắc khá phố biển là 50/30/20. Trong đó, 50% lương dành cho tiền nhà, đi lại, bảo hiểm, ăn uống...; 30% dành cho sở thích như khóa học, du lịch, mua sắm...; 20% còn lại để tiết kiệm dài hạn và đầu tư kiếm thêm thu nhập. Nhiều nhân viên văn phòng khó tiết kiệm vì đi làm dễ phát sinh nhiều khoản như đi lại, giao hàng, hay bị đồng nghiệp rủ rê ăn vặt quá nhiều.
Tuy nhiên, Minh Tâm (23 tuổi, ngụ TP.Đà Nẵng) có cách biến những phát sinh (chi phí biến đổi) thành chi phí cố định. "Tôi đặt hạn mức ăn uống tại văn phòng tối đa 70.000 đồng/ngày. Vì tôi hay đặt đồ ăn trên GrabFood, chỉ cần vào "Grab Ngon Rẻ" hay "Thực đơn 25.000đ" là có thể cân đối bữa trưa chỉ khoảng trên dưới 40.000 đồng kể cả phí ship, phần còn lại là cho ăn vặt. Đồng nghiệp rủ rê thì càng tốt, bởi đặt đơn nhóm trên GrabFood cực tiện, có nhiều ưu đãi, giảm giá và thậm chí là freeship nhờ tổng giá trị đơn cao hơn... Vậy là tôi lại càng tiết kiệm được nhiều hơn", Minh Tâm nói.
Biến chi phí biến đổi thành cố định
Đồng quan điểm, Lê Nhật (27 tuổi, ở TP.HCM) cũng bật mí bí kíp tiết kiệm với "hệ sinh thái" tiết kiệm của Grab, như gói hội viên GrabUnlimited để biến chi phí biến đổi thành chi phí cố định.
Công việc đòi hỏi thường xuyên thức khuya chạy deadline, sáng vẫn phải đi làm sớm nên Nhật gọi GrabBike hoặc GrabCar Economy cho yên tâm, áp thêm mã BAORE để được giảm giá đáng kể. Tối về muộn, có khi không có dịch vụ Economy, nhưng nhờ gói hội viên mà Nhật luôn có sẵn các mã giảm giá sâu. Vừa bận vừa sống một mình nên Nhật cũng hay gọi đồ ăn trên các app, gói hội viên GrabUnlimited đã giúp Nhật tiết kiệm chi phí, luôn có thể cân đối, duy trì các hạn mức cố định cho việc đi lại, ăn uống... "Tôi nghĩ đây chính là chìa khóa mà rất nhiều bạn trẻ dân văn phòng như tôi đang cần để giải bài toán cân đối chi tiêu hàng tháng", Nhật khẳng định.
Một bí quyết khác giúp dân văn phòng tiết kiệm thời gian đó là kết hợp công việc với tiêu dùng, giúp tối ưu hóa năng suất, tập trung giải quyết các áp lực văn phòng.
"Nhiều hôm họp hành muộn không kịp nấu cơm cho hai bố con, tôi lại tranh thủ đặt đồ ăn trên GrabFood từ sớm rồi chọn giao tiết kiệm, thế là yên tâm làm nốt việc rồi chạy ù về nhà là có bữa tối luôn. Chỉ cần sắp xếp thời gian một chút là có thể tiết kiệm một phần phí ship, chưa kể GrabFood cũng có nhiều chương trình ưu đãi, mã giảm giá lắm", chị Lan Bùi (35 tuổi, ngụ Hà Nội) chia sẻ. Chị Lan còn cho biết Tết Trung thu vừa rồi, chị vừa gửi quà đối tác công ty vừa biếu ông bà nội ngoại, đã khám phá được dịch vụ giao hàng GrabExpress có 3 lựa chọn Siêu tốc - Tiết kiệm - Siêu rẻ với các mức giá và thời gian giao tương ứng tùy theo nhu cầu.
Những ứng dụng công nghệ như Grab đang hướng đến đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng, nhờ đó đang dần trở thành công cụ hiệu quả giúp giới văn phòng xây dựng một "hệ sinh thái" đa dạng các giải pháp tiết kiệm hợp lý.