Trả lời:
Túi phình mạch máu có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Hầu hết trường hợp phình mạch máu não hoặc dị dạng mạch máu não diễn ra thầm lặng,ấuhiệuphìnhmạchmáunãdafabet không có biểu hiện cụ thể. Một số dấu hiệu dễ nhầm lẫn có thể gặp gồm đau đầu, chóng mặt, khó ngủ.
Túi phình phát triển lớn có thể vỡ gây xuất huyết (chảy máu) dưới màng nhện hoặc trong não. Lúc này người bệnh thường gặp các triệu chứng như đau đầu đột ngột, bất thường và trở nặng, buồn nôn, nôn, cứng cổ, tri giác lơ mơ, yếu liệt tay chân, hôn mê. Người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế có phương tiện chẩn đoán và điều trị nhanh chóng để kịp thời xử lý.
Dấu hiệu của các túi phình mạch máu não tuy khó nhận biết nhưng có thể chủ động tầm soát, phát hiện bằng các kỹ thuật hiện đại. Chụp cộng hưởng từ (MRI) tái tạo mạch máu não 3D giúp phát hiện các túi phình hay khối dị dạng mạch máu não.
Kỹ thuật chụp mạch máu số hóa xóa nền DSA giúp ghi nhận túi phình có kích thước nhỏ. Bác sĩ dựa vào kết quả MRI hay DSA (chụp mạch máu số hóa xóa nền) và những thang điểm liên quan để xác định tình trạng, mức độ và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Các phương pháp điều trị túi phình phổ biến gồm can thiệp nội mạch bít tắc túi phình, phẫu thuật kẹp, loại bỏ túi phình hoặc điều trị nội khoa, tiếp tục theo dõi.
Túi phình mạch máu não vỡ gây đột quỵ xuất huyết não. Tầm soát đột quỵ định kỳ là cách hiệu quả để sàng lọc, chẩn đoán và phát hiện bất thường. Bác sĩ khám lâm sàng, tổng quát, kết hợp cho bệnh nhân làm các xét nghiệm, chụp chiếu chuyên sâu như xét nghiệm máu, siêu âm động mạch cảnh, đo điện tim, xét nghiệm chức năng thận, gan, chụp MRI, CT sọ não...
Các xét nghiệm chuyên sâu hơn như khảo sát gene, xơ vữa đa vị trí, nguy cơ tăng đông máu... được áp dụng tùy trường hợp.
ThS.BSCKII Mai Hoàng Vũ
Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thần kinh tại đây để bác sĩ giải đáp |